Chinh phục & khám phá : Y khoa & Sức khỏe « previous next »
Trang:  1  Send the topic Print
Lạm dụng vitamine, ngoài ngá»™ Ä‘á»™c, còn bệnh gì ?  [Xem 1241 lần]
Ngậm Ngùi





View Profile
Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ?
November 02, 2003, 08:48 PM

[color=Purple]Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ?
Dược sĩ Nguyễn Hữu Ðức


*Nhiều A liều cao gây ngộ độc, thừa D có thể tử vong *Các hãng thuốc thoải mái làm giàu trên sức khoẻ cộng đồng...

Ghé vào một nhà thuốc trên đường Ðinh Tiên Hoàng (Quận 1 - TPHCM) để mua thuốc nhức đầu, tôi được cô bán hàng giới thiệu: "Chị xài Panadol, nhưng mua thêm vitamine uống cho khỏe!". "Nên uống loại vitamine nào?" - tôi hỏi cô bán hàng. "Chị cứ uống nhiều viên C vô là được. ốm ốm như chị nên xài thêm B1, B6, B12 nữa".

Ôi, vitamine" Bao Thanh Thiên"

Thấy tôi gật đầu, cô bán hàng tiếp tục thuyết phục: "Chị cứ để sẵn vài hộp C trong giỏ. Ngậm như kẹo cho đỡ buồn miệng, lại bổ nữa. Hàng VN chỉ có 2.000 đ/hộp 10 viên. Sang thì xài hàng ngoại, không mắc hơn bao nhiêu. Loại này người ta mua "hà rầm", một ngày em bán khoảng năm, bảy chục hộp. Nhưng "thời thượng" bây giờ là xài Sy - vitamine tổng hợp, đủ loại A, B, E, PP, H... Giá 20.000 đ/tube 10 viên. Mỗi ngày dùng một viên là ngăn ngừa nhức đầu, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh...". Ðứng ở nhà thuốc khoảng 10 phút, tôi mới thấy hết hiệu quả của "nhà tài trợ cho bộ phim Bao Thanh Thiên": Ba người đến mua thuốc đều mua kèm Sy!

Tại siêu thị Donamart trên đường Ly Tự Trọng, thấy tôi hơi do dự vì giá loại kem dưỡng da B. đắt hơn các loại khác, cô nhân viên quầy mỹ phẩm phân tích: "Chị đừng so đo. B. đắt hơn vì có bổ sung thêm nhiều loại vitamine giúp dưỡng da. Cũng như dầu gội đầu P. có vitamine B5 nuôi dưỡng tóc, tạo sự mềm mại, mịn màng!". Cứ như thế, bài ca "có bổ sung vitamine" được "hát" quảng cáo cho nhiều loại nước giải khát, nước trái cây, vô số thực phẩm chế biến đang bày bán ở khắp nơi".

Dư vitamine: Ngộ độc, có khi tử vong

Bác sĩ Trần Hữu Nhơn - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Ðồng 2- cho biết: "Ðã có tình trạng lạm dụng vitamine ở trẻ em. Thời gian vừa qua, rất nhiều cháu được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị sốt cao, thiếu máu. Phụ huynh lo lắng vì nghĩ rằng cháu bị nhiễm trùng vội đi chụp hình, xét nghiệm. Nhưng khám cho các cháu, tôi không phát hiện bệnh gì nguy hiểm cả. Hỏi ra mới biết phụ huynh cho cháu sử dụng vitamine A quá nhiều, dẫn đến tình trạng dư thừa, gây bệnh!".

Bác sĩ chuyên về dinh dưỡng Nguyễn Lân Ðính nói thêm: "Nhiều phụ huynh rất hoang mang vì quên không cho con đi uống vitamine theo đúng ngày quy định của các cơ sở y tế quận, huyện. Sợ con mình thiếu hụt vitamine, các phụ huynh đã tự động cho con uống hoặc chích vitamine A ở liều cao (từ 100.000 - 200.000 đơn vị) dẫn đến tình trạng các cháu bị ngộ độc". Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc kể thêm: các bà mẹ vì ít thời gian chăm sóc, không quan tâm chu đáo đến vấn đề dinh dưỡng cho con đã "mạnh dạn" dùng vitamine thay thế các dưỡng chất trong thực phẩm.

Trẻ làm kinh vì mẹ uống nhiều B6!

Thấy trẻ không khỏe, lại dùng thuốc có chứa nhiều vitamine "bổ sung". Ðến lúc thừa vitamine, các cháu sẽ càng biếng ăn, không lớn, da khô, bứt rứt, ngứa ngáy, dễ rụng tóc! Lại có tình trạng "mẹ thừa, con thiếu" vitamine B6 ở những bà mẹ mang thai uống nhiều B6 để chữa ói mữa. Ðến khi trẻ sinh ra không còn nguồn B6 cung cấp nhiều như lúc trong bụng mẹ sẽ dễ bị làm kinh. Không ít trường hợp các cháu thừa vitamine D gây bỏ ăn, ói mửa, bón, gầy ốm, nhiệt độ tăng, lừ đừ và đôi khi dẫn đến tử vong nếu lượng D quá lớn!

" Trận địa" quảng cáo thuốc, không ai quản lý

Ngay sau bài báo "Tác hại của trận" mư"a quảng cáo vitamin"e (Báo NLÐ ngày 30-7-97), lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cũng rất đồng tình và bức xúc trước tình trạng quảng cáo thuốc tràn ngập trên các kênh truyền hình, báo chí... Dược sĩ Huỳnh Văn Ðảm - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết: "Nhiều nước trên thế giới đã cấm quảng cáo thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng vì đây là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Tại VN, Bộ Y tế đã nhiều lần nhắc nhở vấn đề này và mới đây, trong Quyết định 322/BYT - QÐ ngày 28-2-1997 về "Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người" đã nhấn mạnh thời lượng quảng cáo như sau: "Một đợt quảng cáo trên báo hàng ngày (có chuyên mục dành cho ngành y tế) không được kéo dài quá 5 ngày. Một đợt quảng cáo trên đài truyền hình không được kéo dài quá 8 ngày và không phát sóng quá 5 lần trong ngày. Trên đài phát thanh, không được kéo dài quá 5 ngày. Các đợt cách nhau không dưới 15 ngày". Nhưng trên thực tế, việc quảng cáo thuốc được ghi nhận là quá lố và bị thương mại hóa cao chứ không mang tính hướng dẫn tiêu dùng. Hiện luật lệ của ta còn chưa nghiêm...Không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng thuốc còn thi nhau quảng cáo trên panô, xe buy t, màn sáo... đầy khắp TP !".

Một cán bộ khác ở Sở Y tế băn khoăn: "Nhiều hãng thuốc thay việc quảng cáo bằng cách tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học... nhưng thực chất chỉ nhằm tranh thủ "cướp diễn đàn" quảng cáo cho sản phẩm của hãng mình. Họ xin giấy phép ở đâu Sở Y tế không hề biết!".

Các cán bộ ở Sở Văn hóa Thông tin TPHCM thì lắc đầu khi nghe chúng tôi đặt vấn đề là có sự vi phạm quy định về quảng cáo. Bởi lẽ đó là chuyện: "Biết rồi, khổ lắm nói mãi. Nhưng làm gì được". Cuối cùng chỉ có người tiêu dùng là chịu nhiều thiệt thòi trước các trận "mưa" quảng cáo này thôi!

Xuân Hòa

ý kiến chuyên gia

Dược sÄ© Nguyá»…n Hữu Ðức  [/color]

Trên đời này có rất nhiều thứ không cần thiết phải biểu hiện bằng lời nói, nhưng nó lại khắc sâu mãi mãi không phai nhòa trong ký ức mỗi người, nó trở thành một dấu vết vĩnh hằng của cuộc sống
Trang:  1  Send the topic Print 
« previous next »