Chinh phục & khám phá : Đời sống & Xã hội « previous next »
Trang:  1  Send the topic Print
Thiện Tri Thức  [Xem 891 lần]
EastWind





View Profile E-Mail
Thiện Tri Thức
April 30, 2005, 02:42 PM

Thiện Tri Thức là một thuật ngữ của Phật giáo Đại Thừa. Nguyên gốc Phạn ngữ là Kalyanamitra. Kalyana có nghĩa là tốt, đẹp, có công, đức .v.v.v. Còn Mitra có nghĩa là bạn bè, thân hữu. Kalyanamitra chuyển sang Hán ngữ là Thiện Hữu hay phổ thông hơn là Thiện Tri Thức.

Từ "Tri Thức" ở đây không hề có nghĩa là tri thức hay trí thức theo lối dùng từ phổ thông Hán Việt, mà nghĩa ở đây là "quen biết", tức là người bạn, bằng hữu .v.v.v. Như vậy, Thiện Tri Thức chỉ có nghĩa là "Người Bạn Tốt".


[b]A. Ý nghĩa bạn bè trong đời[/b]

Ở đời ai cũng có bạn bè, và danh từ bạn bè được dùng theo nghĩa rất rộng rãi. Nghĩa là chỉ cần quen biết nhau, có qua lại với nhau vài lần là coi như bạn bè của nhau rồi. Song trong đời sống có rất nhiều mặt, thì bạn bè cũng tự nó chia ra thành nhiều loại như : bạn hàng xóm, bạn đồng học, bạn đồng nghiệp, bạn cùng sở, bạn hàng, bạn nhậu ..v.v.v. và cho đến bạn đạo.

Tuy nhiên, ý nghĩa về bạn bè còn có một chiều sâu hơn và cấp tiến hơn nữa, vì con người cần có bạn bè cũng như cần có gia đình vậy. Trong đời sống hàng ngày, gia đình và bạn bè vẫn luôn luôn là nơi nương tựa gần gũi và vững chắc nhất của mỗi người. Bạn bè là những người thân cận, thông cảm, hiểu rõ và giúp đỡ mình trong những khi cần thiết chứ không đơn giản chỉ là người quen biết với mình. Do đó mà ý nghĩa về bạn bè trở thành nhiều phẩm chất tiêu biểu như: bạn xã giao, sơ giao rồi cho đến thân hay thâm giao. Và đặc biệt, chúng ta còn thường nghe nói đến hai phẩm chất chính là: tốt và xấu. Nghĩa là, tuy là bạn, là người cảm thông, đồng tâm đồng tính, thân mật gần gũi nhau đến mấy đi nữa, song phải giúp ích cho nhau, đưa nhau vươn lên thì mới gọi là "bạn tốt". còn nếu thân mà chỉ để làm hại lẫn nhau thì sẽ gọi là "bạn xấu".


[b]B. Quan điểm của đạo Phật qua bảy điều kiện của người bạn tốt[/b]


Tuy bạn có bạn tốt, bạn xấu, song khi dùng chữ bạn, người ta thường ngụ ý là " tốt " chứ không phải xấu.

Trong đạo Phật cÅ©ng vậy, khi nói " tri thức " thời cÅ©ng ngụ ý là " người bạn tốt " rồi. NhÆ° mở đầu các kinh Ä‘iển Đại Thừa, khi kể đến các hàng thánh đệ tá»­ bậc nhất của đức Phật, thông thường kinh hay dùng cách nói nhÆ° sau:  " Các vị đó đều là các bậc A La Hán, chúng sở tri thức ...". " Chúng sở  tri thức ", có nghÄ©a là " đều được chúng quen biết " tức trong chúng ta đều biết đến, hay là nổi tiếng ở trong chúng ( chứ không hề có nghÄ©a là các bậc học giỏi, có kiến thức, trí thức ...). NhÆ°ng không thể tránh khỏi cái xấu vẫn luôn hiện diện trong mọi thành phần bạn bè của chúng ta để mà làm hại chúng ta, vì thế rất cần thiết phải phân bạn bè ra thành hai loại đối nghịch: xấu và tốt.

Vậy đạo Phật quan niệm như thế nào là người bạn tốt ?. Trước hết, muốn là một người bạn tốt dù theo nghĩa Đời hay Đạo, thời một người bạn tốt cần phải hội đủ các điều kiện nào đó. Tứ Phần Luật đưa ra bảy điều kiện để thành lập được ý nghĩa người bạn tốt, tức thiện thân hữu, như sau:

1. Nan dữ năng dữ: Là có thể cho mình những gì khó cho, như những đồ vật quý giá ...

2. Nan tác năng tác: Là có thể vì mình mà họ dám làm những việc rất khó làm, như hy sinh mọi thứ quý báu ... mà không hề luyến tiếc.

3. Nan nhẫn năng nhẫn: Là vì mình mà họ có thể nhẫn được những gì khó nhẫn, như phải chịu khổ đau về thân xác lẫn tinh thần ...

4. Mật sự tương cáo: Có chuyện gì bí mật đều nói cho mình biết.

5. Đệ tương phú tàng: Mình có gì khuyết sót, không hay họ đều che giấu cho mình.

6. Tao khổ bất xả: Dù gặp hoàn cảnh khổ mấy cũng không bỏ rơi mình.

7. Bần tiện bất khinh: Dù họ trở thành giàu có và mình bị rơi vào cảnh nghèo hèn, họ cũng vẫn quý trọng không vao giờ khinh chê mình.

Có đủ bảy điều kiện như thế mới thật sự là một người bạn tốt. Trong cuộc sống thế gian này, không mấy khi có người bạn nào đủ các điều kiện như thế. Đôi khi chỉ có một điều kiện trong số đó cũng đủ là người bạn tốt nhất đời rồi. Kể cả chính cá nhân mỗi người chúng ta cũng không một ai có thể thực hành nổi đủ bảy điều kiện ấy đối với bạn bè của chúng ta nữa. Thế nên, bạn tốt trong cuộc đời thực sự là hi hữu và cao quý vô cùng.


[b]C. Ý nghĩa bạn tốt trong đạo Phật[/b]


Tại sao chúng ta rất cần bạn, đôi khi rất thương và rất quý bạn, song chúng ta vẫn khó làm được một người bạn tốt của nhau với đủ bảy điều kiện như thế ?.

Theo đạo Phật, chúng ta vốn chấp ngã, và từ cái ngã này chúng ta khởi lên rất nhiều khao khát mãnh liệt để " hưởng thụ ", để tao tác mọi thứ. Tất cả đều do các ngã chủ động và do cái ngã đòi hỏi. Mất cái ngã này là mất tất cả, là tất cả trở thành vô nghĩa. Thế nên thực ra, con người làm gì cũng chỉ là làm, cũng chỉ phục vụ cho cái ngã của mình mà thôi. Đạo Phật gọi cái thấy ngã và chấp ngã ấy là vô minh. Do cái ngã ấy nên chúng ta không thể nào là một người bạn tốt được.

Đạo Phật muốn huấn luyện chúng ta trở thành những người bạn tốt không phải chỉ đối với vài người hợp ý hay đối xử tốt với mình, mà là bạn tốt của toàn thể các hữu tình nữa. Điều này quả thật ngoài sức tưởng tượng. Song mục tiêu và giáo pháp của đức Phật quả thực là để làm chuyện này.

Tuy vậy, song tại sao lại phải trở thành má»™t người bạn tốt vá»›i tất cả các hữu tình ?. Ý nghÄ©a người bạn tốt trong đạo Phật chính yếu không ngoài mục đích " cứu Ä‘á»™ " tất cả các hữu tình.  Song để cứu Ä‘á»™ hữu tình, các Bồ Tát cần phải trãi qua giai Ä‘oạn nhiếp thọ, thành thục, thuyết pháp và khai ngá»™ cho các hữu tình. Trong suốt giai Ä‘oạn cứu Ä‘á»™ này, Bồ Tát đều mang ý nghÄ©a là người bạn tốt của tất cả các hữu tình.


[b]D. Bạn tốt qua ý nghĩa nhiếp thọ tứ nhiếp pháp[/b]


NhÆ° trên đã nói, bạn bè là nÆ¡i nÆ°Æ¡ng tá»±a của nhau. Có được má»™t người bạn tốt, chúng ta có thêm niềm an tâm, năng lá»±c và niềm tin để sống và làm việc. Người bạn ấy càng tốt, chúng ta càng tin tưởng nghe theo, gần gÅ©i và nÆ°Æ¡ng tá»±a vào họ nhiều chừng ấy. Khi người bạn tốt Ä‘i hÆ°á»›ng nào, chúng ta cÅ©ng sẵn sàng tin tưởng Ä‘i theo hÆ°á»›ng đó. Bồ Tát muốn cứu Ä‘á»™ chúng ta, song nếu chúng ta không tin tưởng, gần gÅ©i và nghe theo thì làm sao thành tá»±u được công việc cứu Ä‘á»™ ?. Thế nên, Bồ Tát cần phải " đóng vai trò " má»™t người bạn tốt hoàn hảo vá»›i chúng ta để nhiếp thọ chúng ta theo Bồ  Tát mà tìm về con đường giải thoát. NhÆ° vậy gọi là làm bạn tốt để nhiếp thọ chúng sinh.

Song căn bản đầu tiên của người bạn tốt theo nghÄ©a nhiếp thọ này chính là ý nghÄ©a " cho ", tức bố  thí.

Tại sao vậy ?. Một người keo kiết với mình không thể là người tốt với mình hay có ích lợi cho mình được. Như vậy, thì dù là bạn thân lâu năm đi nữa cũng không được coi là bạn tốt. Căn bản của người bạn tốt luôn luôn phải là người hoàn toàn rộng rãi với mình. Càng rộng rãi, càng sẵn lòng cho mình bất cứ gì mình thích, thì càng đúng nghĩa là bạn tốt chừng nấy. Đạo Phật đưa ra bốn cách thức " cho " để nhiếp thọ chúng sinh, đó chính là bốn nhiếp pháp như sau:

1. Bố thí: Bồ Tát cho những gì chúng ta cần và muốn. Trong giai đoạn này thường là cho tài vật thuộc vật chất.

2. Ái ngữ: Bồ Tát cho chúng ta những lời lẽ nhẹ nhàng êm ái và dễ nghe như chúng ta thích và muốn nghe. Bố thí trên là cho thuộc về thân nghiệp, ái ngữ ở đây thuộc về khẩu nghiệp.

3. Lợi hành: Bồ Tát cho chúng ta tất cả những điều ích lợi như chúng ta mong cầu, có nghĩa là phục vụ và làm lợi cho chúng ta. Đây là cả thân và ngữ nghiệp, Bồ Tát đều đem ra bố thí cho thỏa mãn các tâm nguyện của chúng ta.

4. Đồng sự: Bồ Tát cống hiến chính đời sống của mình ra cho chúng ta một " đồng minh ", một người bạn để tin tưởng trong đời sống sinh tử này.

Trong giai đoạn nhiếp thọ này, Bồ Tát đóng vai trò là người bạn tốt trong " đời " của chúng ta hơn là bạn tốt về " đạo ". Vì chúng ta trong lúc này chưa đủ sức để tiếp nhận Đạo và vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào vật chất và cuộc sống luân hồi. Tuy nhiên khi Bồ Tát làm bạn với chúng ta bằng bốn nhiếp pháp này tức ngấm ngầm đã nhiếp chúng ta hoàn toàn bằng đạo rồi.


[b]E. Bạn tốt qua ý nghĩa thành thục[/b]


Thành thục có nghĩa là làm cho " chín ", cho trưởng thành. Sau khi chúng ta đã hoàn toàn tin tưởng và hướng theo nương về Bồ Tát, lúc ấy Bồ Tát sẽ bắt đầu khích lệ, ủng hộ và giúp đỡ chúng ta tu tập và thực hành các công đức tương đương với đạo như quy y Tam Bảo, cúng dường, lễ Phật, thờ Phật, sám hối, học Pháp và làm các thiện pháp thế gian không phải để cầu quả báo thế gian mà để hồi hướng về cứu cánh của con đường đạo.

Bồ Tát luôn có mặt bên cạnh chúng ta như một người bạn để giúp đỡ, nuôi dưỡng công đức ấy không cho thất thoát đi đâu mất và không để cho chúng ta nản chí, thối thất mà tiếp tục tăng trưởng công đức cho vững chắc hơn. Công đức này làm cho chúng ta càng ngày càng an trụ trên con đường đạo, tức chúng ta được trưởng thành hay được chín chắn trên con đường thành thục thiện căn công đức của đạo.


[b]F. Bạn tốt qua ý nghĩa thuyết pháp: mười công đức của Thiện Tri Thức [/b]


Sau khi thiện căn công đức của chúng ta thành thục, Bồ Tát sẽ chính thức chuyên thuyết pháp để khai mở trí tuệ cho chúng ta. Trong giai đoạn này Bồ Tát có thể xuất hiện qua hình tướng các vị Pháp sư, Đạo sư hay Tổ sư, các bậc Thầy nhưng điều này vẫn không ra ngoài ý nghĩa " người bạn tốt " của chúng ta.

Muốn chúng ta nghe pháp và thọ trì để được lợi ích cứu cánh, Bồ Tát thể hiện ra các công đức của đạo được thực hành nơi chính bản thân các Ngài để làm gương và để chúng ta tin tưởng, kính phục mà thọ trì tuân thủ pháp của các Ngài dạy bảo. Công đức ấy được xem là các đức tính cao quý của một người bạn tốt đógn vai một bậc Thầy của chúng ta. Du Già Sư Địa Luận đưa ra mười công đức của thiện tri thức như sau:

1. Điều phục: Tự điều phục phiền não của mình nơi mặt ngoài và có khả năng điều phục được phiền não của người khác.

2. Tịch tĩnh: Tâm hoàn toàn lắng hết mọi phân biệt ngã - chấp, ta - người.

3. Hoặc trừ: Trừ diệt được phiền não ở bên trong tâm.

4. Đức tăng: Công đức luôn tăng trưởng và làm công đức người khác cũng tăng trưởng theo.

5. Hữu dũng: Vì để cứu độ chúng ta mà dũng mãnh thực hành các Ba La Mật không hề chán nản, thối thất.

6. Kinh phú: Dồi dào phong phú cả tài lẫn pháp (?).

7. Giác chân: Giác rõ chân như thực tướng.

8. Thiện thuyết: Khéo nói, ngôn từ rõ ràng, rành mạch, trong sáng, dễ hiểu, đủ sức thuyết phục bất cứ ai.

9. Bi thâm: Tâm từ bi rất thâm sâu và bao la rộng lớn.

10. Ly thối: Dứt khoát không bao giờ thối thất đối với con đường đạo và công việc lợi lạc cho chúng ta.

Một người bạn tốt với các công đức như thế cộng với Pháp của các Ngài nói ra sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm cho các thiện căn của chúng ta đều phát triển, mau viên mãn. Nhờ đó chúng ta khơi ra được năng lực tinh tấn thâm nhập Phật pháp, thâu hoạch trí giác nhanh chóng.


[b]G. Bạn tốt qua ý nghĩa khai ngộ: mười loại Thiện Tri Thức[/b]


Thuyết pháp là để khai mở cho chúng ta ngá»™ nhập vào chân lý cứu cánh, nhờ đó chúng ta sẽ có được phÆ°Æ¡ng tiện ra sức tu tập cho đến mức giác ngá»™ mà Ä‘oạn trừ hết mọi phiền não, khổ Ä‘au và giải thoát. Để làm được Ä‘iều này, theo Phật giáo Đại Thừa không Ä‘Æ¡n giản chỉ là nổ lá»±c ra sức tu tập theo má»™t phÆ°Æ¡ng pháp  nào đó do đức Phật Ä‘Æ°a ra, mà chúng ta phải học và tu tập rất nhiều pháp đến mức vô lượng. Chính vì vậy mà chúng ta cần đến các vị " bạn tốt " này để giúp đỡ, dạy dá»— chúng ta học hỏi về tất cả các pháp.

Thế nên Hoa Nghiêm Kinh mới kể ra mười loại Thiện Tri Thức:

1. Năng linh an trụ Bồ đề tâm thiện tri thức.

2. Năng linh tu tập thiện căn thiện tri thức.

3. Năng linh cứu cánh chư Ba La Mật thiện tri thức.

4. Năng linh phân biệt giải thoát nhất thiết pháp thiện tri thức.

5. Năng linh an trụ thành thục nhất thiết chúng sinh thiện tri thức.

6. Năng linh cự túc biện tài tùy vấn năng đáp thiện tri thức.

7. Năng linh bất trước nhất thiết sinh tử thiện tri thức.

8. Năng linh ư nhất thiết kiếp hành Bồ Tát, hành tâm vô yếm quyện thiện tri thức.

9. Năng linh an trụ Phổ Hiền hành thiện tri thức.

10. Năng linh thâm nhập nhất thiết Phật trí thiện tri thức.

Thá»±c ra giai Ä‘oạn thuyết pháp không những thuá»™c về giai Ä‘oạn thành thục mà cÅ©ng thuá»™c về giai Ä‘oạn khai ngá»™. Thuyết pháp là để làm cho trí tuệ của chúng ta được thành thục. Trong tất  cả mọi thiện căn, thì trí tuệ là thiện căn gốc gác nhất, tổng trì hết mọi thiện căn khác.  Và chính sau khi thiện căn trí tuệ thành thục, Bồ Tát sẽ tiếp thục thuyết pháp cho chúng ta giác ngá»™ và đạt đến cứu cánh của con đường đạo giải thoát.


[b]H. Tóm kết ba loại Thiện Tri Thức[/b]


Tóm lại, theo quan điểm của Phật giáo Đại Thừa, Thiện tri thức hay người bạn tốt không hề phải là người bạn tốt theo nghĩa thế gian mà là các người bạn giúp chúng ta đi từ đau khổ tới giải thoát, từ trong vũng lầy của sinh tử luân hồi mà vươn lên đến Niết Bàn tịch mĩnh, từ trong bóng tối vô mình mà thoát vào cõi sáng giác ngộ, từ trong biển chấp ngã trầm luân sang bờ bên kia cứu độ muôn loài.

Và để giúp chúng ta làm được nhÆ° vậy, các người bạn ấy sẵn sàng hy sinh vô lượng thân mạng cho chúng ta, sống chết cùng chúng ta nhÆ° Duy Ma Cật Bồ Tát nói: " Bồ Tát cùng chúng sinh đồng sinh, đồng tá»­  ... Bồ Tát bệnh vì chúng sinh bệnh, nếu chúng sinh hết bệnh thì Bồ Tát cÅ©ng hết bệnh ". Má»™t người bạn nhÆ° vậy, quả thật không thể tìm đâu ra trong thế gian này. Chỉ có trong đạo má»›i có được các người bạn nhÆ° thế. Các người bạn này giúp đỡ, giáo huấn và dạy dá»— chúng ta mọi mặt. Thế nên, Trí Giả đại sÆ° má»›i Ä‘Æ°a ra ba loại Thiện Tri Thức:

1. Ngoại hộ thiện tri thức: Các thiện tri thức giúp đỡ, ủng hộ và bảo vệ cho chúng ta tu hành.

2. Đồng sự thiện tri thức: Các thiện tri thức thân cận, phục vụ và cùng tu tập với chúng ta như các bạn đồng đạo vậy.

3. Giáo thọ thiện tri thức: Là các thiện tri thức như mười loại thiện tri thức mà trong Hoa Nghiêm Kinh kể ra.


[b]I. Kết Luận[/b]


NhÆ° vậy, thiện Tri Thức chính là chÆ° Phật và chÆ° Đại Bồ Tát thá»±c hành công việc Ä‘á»™ sinh, có mặt bên cạnh chúng ta trong mọi nẻo đường luân hồi mà chúng ta lÆ°u lạc. NhÆ°ng lẽ ra các Ngài phải có nghÄ©a là " người cha lành ",  " bậc cứu Ä‘á»™ ", " đấng đạo sÆ° " chứ sao lại gọi là " người bản tốt " ?. Phải chăng thứ nhất vì tính cách đồng sá»±, cá»™ng nghiệp vá»›i chúng ta. Nếu chúng là người thì các Ngài cÅ©ng là người, nếu chúng ta tham sân si thì các Ngài cÅ©ng có tham sân si .... Không bao giờ lìa xa chúng ta, luôn luôn là người bạn đồng hành trên con đường bất tận của luân hồi nên có nghÄ©a là bạn tốt ?. Thứ đến phải chăng vì thá»±c ra bản thể của các Ngài và chúng ta bình đẳng vá»›i nhau, đều là Chân NhÆ° , đều là tính Không, đều đồng Pháp thân ?. Thế nên trên sá»± thá»±c, không có ai là thầy ai, không có ai Ä‘á»™ ai và không ai được cứu Ä‘á»™ hay học hỏi gì cả. Chẳng qua giữa má»™t người giác ngá»™ rồi và má»™t người Ä‘ang mê nên má»›i phân ra thành thầy trò, đó chỉ là phÆ°Æ¡ng tiện tùy thế gian mà lập nghÄ©a thầy trò. Còn trên mặt cứu cánh, thời hai người luôn bình đẳng, nên khi người giác giúp người mê, thì đúng thật chỉ là ý nghÄ©a má»™t " người bạn tốt " mà thôi. Chỉ cần thông suốt được quan Ä‘iểm của Đại Thừa Phật giáo, chúng ta có thể thấy các lý lẽ trên hữu lý.

Ngoài ra, để thực hiện được nghĩa vụ cao cả làm người bạn tốt này, các Bồ Tát thiết yếu phải phát đại bi tâm, phải chứng nhập pháp thân, phải hoạch đắc bát nhã và phải có đủ phương tiện chứ không không hề phải là chỉ cần có tâm nhạy cảm xót thương người thuộc tình thức thế gian là có thể làm người bạn tốt được. Thế nên giáo lý của Đại Thừa mới khai mở và tuyên giảng rộng rãi về các pháp yếu này. Giáo lý này thực sự muốn huấn luyện chúng ta trở thành một người bạn tốt của muôn loài chứ không chỉ là những lời lẽ thổi phồng, khoa trương, không thiết thực, lý tưởng huyễn như một số người đọc kinh điển Đại Thừa dễ bị hiểu lầm như vậy.


Thượng Tọa Thích Nhất Chân.


[i]Trích từ Khánh Anh - bản tin tháng 04/2005[/i]

« Bổ sung: May 01, 2005, 7:45 am - Em Wuậy »
lười




í
View Profile
Re:Thiện Tri Thức
May 01, 2005, 03:02 AM

Chị Khanh ơi. em đã đọc và ...cảm ơn chị

cái kia làm biếng Ä‘i gá»­i quá ...dợi em nhận thùng mì sẽ  Ä‘i luôn thể  nhe ...ráng đợi thêm chắc là  trong tuần sau hay ...tuần nữa  ...chẳng biết ..


lười
EastWind





View Profile E-Mail
Re:Thiện Tri Thức
May 01, 2005, 07:43 AM


Chị cũng cám ơn Lười, có chi đâu em, mình cùng tham khảo mà . Em cứ từ từ không có chi vội vã cả, khéo lại quàng phải dây , chị còn 1 bịch cắc chưa mua bao để bỏ vào ... lười quá trớn nè .

Ngày 21/07 có khóa học Phật pháp Châu Âu kỳ 17 ở Amiens - Pháp cách Paris 150 km về phía bắc, Lười có dá»± không ?. Sinh viên chỉ đóng có 100 euro hà  .
Tuyết Lùn





View Profile
Re:Thiện Tri Thức
May 01, 2005, 08:41 AM

hihihi...

Chị Wuậy ui,

Để lùn "trả bài" cho chị xem lùn có hiểu được bài pháp chị bỏ  công ra viết và đăng nha.
Nếu hông đúng thì chị sửa lại hỉ ?

1) anh Lé = Năng linh cụ túc biện tài tùy vấn năng đáp thiện tri thức của lười vì nếu kg có anh tài thì lấy ai cho lười cãi .... hihihi
2) Chị Wuậy = Năng linh thâm nhập nhất thiết Phật trí thiện tri thức ... lý do thì rõ ràng quá rồi ! :-)
3) Nếu anh Tài hay người mà gởi cho lười thùng mì = người đó đang thực hiện pháp bố thí nhiếp lười để lười đừng phá, đừng lười và lười đừng ...ham ăn nữa hihihihi... í lộn cái chót kg có tại vì lười đang ở cái XHĐ (xứ hao đô) nên tho ^ng cảm, đang cần vật chất ! :-)
4) Ngậm ngùi = lúc nào cÅ©ng dịu dàng dá»… sÆ°Æ¡ng nói năng nhỏ  nhẹ ... nên là Ä‘ang hành pháp Ái ngữ nhiếp phải kg chị wuậy ?

xin chị Wuậy chấm điểm và bổ túc cho ... hihhihi

       
Ngậm Ngùi





View Profile
Re:Thiện Tri Thức
May 01, 2005, 10:16 PM

[color=Purple]Thanks sis EW đã bỏ công đăng bài rất có giá trị, NN khg có cÆ¡ há»™i Ä‘i nghe thuyết pháp nên đọc bài nầy của chị thật có ích lợi cho em, cám Æ¡n chị nhiều lắm 

[b]Tuyết Lùn ơi[/b]

Thanks TL đã có nhã ý cho NN được đứng trong "thiện tri thức"     

Còn TL có phải là = Năng linh phân biệt giải thoát nhất thiết pháp thiện tri thức.  [/color]

Trên đời này có rất nhiều thứ không cần thiết phải biểu hiện bằng lời nói, nhưng nó lại khắc sâu mãi mãi không phai nhòa trong ký ức mỗi người, nó trở thành một dấu vết vĩnh hằng của cuộc sống
EastWind





View Profile E-Mail
Re:Thiện Tri Thức
May 02, 2005, 02:03 PM


Má»™t mình hai tay tỉa râu không lại Ba cô  , thôi chị già xách guốc té chạy 

Lùn cứ gài Ä‘á»™ chị hoài nha, em thì giỏi đến xá  ... xá dài em rồi còn đòi "thêm chân" nữa hả , có rảnh thì qua phụ chị cào ốc biển đổi lấy bÆ¡ gạo hỉ  .

Lười, Lùn & NN  ... má»—i người có "nhãn quan" hay "quan niệm" khác nhau về tình bạn, cÅ©ng nhÆ° ở Đời và Đạo. Chúc các em mãi là "thiện tri thức" của nhau và của mọi người nhé  .
Trang:  1  Send the topic Print 
« previous next »