Chinh phục & khám phá : Đời sống & Xã hội « previous next »
Trang:  1  Send the topic Print
Huyền Trân Công Chúa  [Xem 788 lần]
Bánh Ngó





View Profile
Huyền Trân Công Chúa
September 27, 2003, 11:59 PM

Nước non nghìn dặm ra đi
Khối tình chi
Mượn màu son phấn
Ðền nợ Ô ly...

Người Huế đã hát về nàng với một điệu Nam ai man mác buồn thương xen lẫn niềm biết ơn, kính phục.

Ngược dòng lịch sử:

Huyền Trân Công chúa, con gái Trần Nhân tông, em gái Anh tông, không rõ năm sinh, năm mất.

Từ năm 1293, Nhân tông thoái vị, truyền ngôi cho con là Anh tông, rồi ra tu ở núi Yên Tử. Đến năm Tân sửu 1301, nhân có phái bộ Chiêm Thành sang giao hảo, Thượng hoàng Nhân tông được mời du ngoạn nước Chiêm. Trần Nhân tông chấp thuận, theo chân phái đoàn, đến sống trong cung điện của vua Chiêm là Chế Mân (Jaya Sinbavarman III) ngót 9 tháng. Rồi khi chia tay trở về nước nhà, cảm lòng Chế Mân có hậu đãi, Thượng hoàng Nhân tông hứa gã công chúa Huyền Trân cho (mặc dầu Chế Mân đã có vợ chính thất, người xứ Java, mĩ hiệu là hoàng hậu Tapasi). Từ ấy, Chế Mân vẫn thường sai sứ sang tỏ việc cầu hôn, nhưng triều đình Việt còn do dự, không trả lời dứt khoát.

Đến năm Bính ngọ 1306, vua Trần Anh tông gả bà cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý.

Huyền Trân về Chiêm, được phong hoàng hậu, mĩ hiệu là Paramecvari. Chỉ non một năm, Đ. vị 1307, tháng 5, Chế Mân mất.

Tục nước Chiêm, vua mất thì hoàng hậu phải vào hỏa đàn để tuẫn tang. Trần Anh tông biết thế, la ngại cho tính mạng Huyền Trân, liền sai Nhập nội hành khiển Thượng thư tả bộc xạ là Trần Khắc Chung và An Phủ sứ là Đặng Văn sang Chiêm, giả tiếng đi điếu tang, để tìm cách cứu Huyền Trân đưa về nước.



Sử thần NGÔ SĨ LIÊN nói:

"Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao ? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tin ở đâu?" (Ðại Việt sử ký toàn thư - tr. 90).

Song vì nghiệp nước và sự hoà hiếu của hai nước, người con gái cao quý, xinh đẹp của vua TRẦN và đất nước Ðại Việt đã phải dứt tình riêng, về làm dâu Chiêm quốc .

Cùng với NGUYÊN PHI Ỷ LAN (thời LÝ),

Tuyên Phi ÐẶNG THỊ HUỆ (thời LÊ) và

NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU (thời NGUYỄN),

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA là một trong "TỨ ÐẠI MỸ NHÂN" trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từng được sử sách lưu danh.

Nàng cũng có một mối tình trong sáng, lãng mạn và không kém mặn nồng với quan Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ ÐỖ KHẮC CHUNG, một người trai thông minh, dũng mãnh được vua TRẦN ban cho quốc tín.

Mối tình mà sau này đã trở thành lời dị nghị suốt cả quãng đời còn lại của nàng và là chủ đề cho bao thi phẩm, tiểu thuyết, vở kịch trong ngót bảy thế kỷ qua.
Bánh Ngó





View Profile
Re:Huyền Trân Công Chúa
September 27, 2003, 11:59 PM

Ngày trước, ở bên Trung quốc, Việt Vương CÂU TIỄN đã ly gián mối tình PHẠM LÃI-TÂY THI mang TÂY THI dâng cho NGÔ PHÙ SAI để mưu phục quốc. Còn nàng, phải dứt bỏ tình riêng với KHẮC CHUNG để mang về cho Ðại Việt hai châu Ô-LÝ, mở thêm cho Ðại Việt vùng cương vực rộng lớn từ đèo NGANG đến bắc HẢI VÂN và góp thêm cho tình hữu nghị VIỆT CHÀM suốt mấy mươi năm. Chỉ riêng cử chỉ ấy cũng đã cao đẹp lắm rồi, huống chi nàng lại có một sắc đẹp đủ để chúa Chiêm Thành, dù đã có Chính cung hoàng hậu TAPASHI - công chúa INDONESIA và rất nhiều cung phi mỹ nữ, cũng phải CẮT ÐẤT cầu hôn người con gái ÐẠI VIỆT.

Nàng đã sinh hạ cho Chế Mân thế tử Chế Ða Da. Những tưởng số phận Huyền Trân đã an bài, nào ngờ vua Chàm chết sớm, nàng PHẢI LÊN DÀN THIÊU theo tục lệ Chiêm quốc.

May thay một biến cố ngoại giao đã xảy ra để cứu nàng. Cố nhân của nàng, quan Nhập nội hành khiển ÐỖ KHẮC CHUNG đã sang tận Chiêm Thành dùng mưu cướp nàng đưa về Ðại Việt.

Cho dẫu ÐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ chép lại chuyện này không mấy thiện cảm: "Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô" (tr. 91), thì người đời sau vẫn tỏ ra thông cảm với nàng.

Bởi nàng đã phải vì Cha, vì nước mà quên tình yêu của mình, đã phải đến một xứ xa lạ trong lòng mang hình bóng Khắc Chân. Trong lúc tưởng bị hỏa thiêu, tưởng đã chết, thì được cứu sống bởi người mình yêu, thì đúng là Trời đã nghĩ lại.

Thời gian ngắn ngủi sau bao nhiêu cách trở nhớ nhung! Thời gian đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của nàng.

Thương thay lại không được kéo dài đến cuối đời như TÂY THI-PHẠM LÃI chu du nơi NGŨ HỒ, chỉ được gặp người yêu thoáng chốc vậy mà phải chịu sự dèm pha .

Sau này người HUẾ tri ân nàng, vì nhờ nàng mới có vùng non nước HƯƠNG BÌNH thơ mộng này. Moị nơi người ta lấy tên nàng đặt tên đường phố.

Rồi khi nghĩ về nàng, họ không khỏi ngậm ngùi thốt lên:

Hai châu Ô - Lý vuông nghìn dặm
Thân gái Huyền Trân mấy dặm đường



Trang:  1  Send the topic Print 
« previous next »