Góc sưu tầm Văn, Thơ : Văn học nghệ thuật « previous next »
Trang:  1  Send the topic Print
Thuyết Tái Sinh  [Xem 980 lần]
Ngậm Ngùi





View Profile
Thuyết Tái Sinh
July 13, 2007, 10:44 AM

[color=Purple]Thuyết Tái Sanh Trong Phật Giáo của PIYADASSI MAHÀ THERA . Do Phạm Kim Khánh dịch . NN xin trích vài Ä‘oạn trong quyển sách ấy chia sẻ vá»›i các bạn. 

                                                    Luồng Trôi Chảy Của Tâm

Có chập tâm cuối cùng (cuti citta, hay cuti vĩnnàna, tử tâm) của kiếp sống tức khắc trước đó; lập tức sau khi chập tâm này chấm dứt, nhưng trong khi chấm dứt, tạo duyên (điều kiện), cho chập tâm đầu tiên của kiếp sống hiện tại phát sanh, được gọi là thức-nối-liền, hay thức-tái-sanh (patisandhi-vĩnnãna)

Cùng thế ấy, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp sống này tạo duyên cho chập tư tưởng đầu tiên trong kiếp kế nữa. Như vậy, chập tâm phát sanh và hoại diệt, nhường chỗ cho chập mới. Và luồng tâm cứ thế mãi mãi chảy trôi cho đến khi cuộc sinh tồn chấm dứt. Cuộc sinh tồn, nói theo một cách, là luồng tâm - tức ý muốn sống, ý muốn tiếp tục sống.

Theo sinh vật học hiện đại, đời sống của một người bắt đầu từ giây phút kỳ diệu khi tinh trùng của người cha lẫn chen vào kết hợp với tế bào trứng hay minh châu, trong bụng mẹ. Đó là khoảng khắc có sự sanh. Khoa học chỉ đề cập đến hai yếu tố vật lý chung ấy. Tuy nhiên, Phật giáo nói đến yếu tố thứ ba, thuần túy thuộc về tâm linh.

Theo bài kinh Mahãtanhãsamkhaya Sutta, ghi lại má»™t thời pháp của Đức Phật: 

"Do sự phối hợp của ba yếu tố, có sự thụ thai. Nếu mẹ và cha gặp nhau mà không đúng nhằm thời kỳ của mẹ và một chúng sanh sắp ra đời (gandhabba), thì hột giống của đời sống không đậu. Khi cha mẹ gặp nhau vào đúng thời kỳ của mẹ mà không có sự hiện hữu của một gandhabba hay chúng sanh sắp được sanh, cũng không có thụ thai. Khi mẹ và cha gặp nhau, vào đúng thời kỳ của mẹ và có sự hiện hữu của một chúng sanh sắp được sanh (gandhabba), ắt có mầm giống của đời sống." ( Majjhima-nikãya, Trung A Hàm, trang 38)

Yếu tố thứ ba, gandhabba, là một danh từ để chỉ thức-tái-sanh (patisandhi vĩnnãna) Ta có thể gọi đó là tiềm năng phát xuất từ người chết. Nhưng thức-tái-sanh này không phải là một bản ngã vĩnh cửu bất biến hay một thực thể tự kỷ để kinh nghiệm hậu quả của những hành động thiện hay bất thiện. Thức này cũng do những điều kiện (duyên) nào tạo nên. Nếu không có nhân duyên ắt không có thức.

Ái dục bám níu vào kiếp sinh tồn này, ý muốn sống này, mù mờ phảng phất, rộng lớn bao phủ tâm của con người, dầu ta có hay biết nó cùng không. Ái dục, cũng như tư tưởng nào khác, là một biểu hiện của năng lượng, và như vậy không thể tan mất hay bị tiêu diệt.

Ái dục dũng mãnh và dẻo dai này, ý chí muốn sống này, là một sự biểu lộ hùng mạnh và dẻo dai của năng lượng, và không thể cùng chết theo với người chết. Ái dục bám níu vào kiếp sinh tồn, làm cho người chết sinh tồn trở lại. Ý muốn sống làm cho người chết sống trở lại. Và chừng đó tâm của con người đeo níu, cố bám vào một kiếp sinh tồn khác.

Bởi vì ái dục luyến ái theo kiếp sinh tồn (bhavatan.hã) là động cơ nổi bật nằm phía sau hầu hết tất cả những sinh hoạt của con người cho nên vào lúc sắp lìa đời nó càng tăng trưởng mạnh mẻ, con người càng bám níu chặt chẽ.

NhÆ° chính Đức Phật dạy: Vào lúc lâm chung  ái dục nổi bật này trở thành sức bám níu hùng mạnh, ôm giữ chặt chẽ (upãdãna, thủ) lôi cuốn con người vào má»™t kiếp sinh tồn khác. Tiến trình của chập tÆ° tưởng cuối cùng mang theo vá»›i nó năng lá»±c ôm giữ chặt chẽ ấy.

Đó là định luật thiên nhiên, không có chi là bí ẩn, hay chỉ là bí ẩn khi chúng ta không thấu hiểu. Trong tình trạng khuấy động kinh hoàng, cố bám chặt chẽ vào đời sống vào mỗi giây phút trong cơn hấp hối, chúng sanh lìa đời chớp nhoáng gởi đi những nghiệp lực vào lòng bà mẹ sẵn sàng thụ thai, và kiếp sống mới bắt đầu.

                                                                    Còn tiếp[/color]

Trên đời này có rất nhiều thứ không cần thiết phải biểu hiện bằng lời nói, nhưng nó lại khắc sâu mãi mãi không phai nhòa trong ký ức mỗi người, nó trở thành một dấu vết vĩnh hằng của cuộc sống
Ngậm Ngùi





View Profile
Re:Thuyết Tái Sinh
August 01, 2007, 04:14 PM

                                                          [color=Purple]  [b]Cái Gì Đi Tái Sanh[/b]

Chúng ta đặt ra những danh từ như: sanh, chết, lộ trình tâm, v.v... để chỉ luồng tâm. Nhưng đó chỉ là những chập tư tưởng. Như đã giải thích ở phần trên, ta gọi chập tư tưởng cuối cùng là chết, và chập tư tưởng đầu tiên là sanh; sanh và tử đều phát sanh trong luồng trôi chảy của tâm, vốn là một chuỗi dài những chập tư tưởng liên tục tiếp nối. Không có một thực thể ổn định, thường còn trong con người.

Ngày nào mà con người còn bám víu vào sự sống, vì vô minh, ái dục và luyến ái thúc đẩy, thì cái chết không phải là điểm chấm dứt cuối cùng mà sẽ còn tiếp tục quây quần trong Vòng Luân Hồi.

Đó là tác động vô cùng tận của nhân và quả, do nghiệp vận chuyển mãi mãi, và nghiệp bị bao phủ trong lớp mây mờ vô minh và dưới sức lôi cuốn của ái dục hay khát vọng. Vì nghiệp hay hành động do chính chúng ta tạo, nên cũng chính ta có quyền năng phá vỡ chuỗi dài hình như vô cùng tận ấy. Bằng cách tận diệt động lực lôi cuốn, ái dục ấy, khát vọng duyên theo kiếp sinh tồn ấy, ý ham muốn sống (bhava tan.hã) ấy, vòng quanh sanh tử (samsàra, luân hồi) sẽ chấm dứt. Dập tắt vĩnh viển, tận diệt ý ham muốn sống và sống trở lại ấy bằng pháp hành thiền minh sát (vipassanà), tiếp theo thiền vắng lặng hay thiền định (samàdhi).

Xuyên qua công phu hành thiền, ta thấy mức tận cùng của những kiếp sống mãi mãi lặp đi lặp lại và đó là thực tại, là Niết Bàn (Nibbàna), mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo.

Người có óc tìm tòi có thể hỏi: Nếu không có một linh hồn trường cữu hay tự ngã, hay một thực thể nguyên vẹn được gọi là "ta" , để chuyển sinh vào một kiếp sống khác thì cái gì tái sanh ? Thắc mắc này ngụ ý rằng bên trong con người sẳn có "cái gì" mà vào lúc chết có khả năng du hành hay di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Lại nữa, thắc mắc này cũng ngụ ý rằng "cái gì" ấy là ổn định và không biến đổi, bởi vì nó phải tồn tại vững bền xuyên qua kiếp sống nếu sẽ còn tiếp tục sống trong kiếp tới.

Như đã nói ở phần trước, con người bao gồm một luồng tâm và một luồng cơ thể vật chất. Luông trôi chảy thân và tâm này biến chuyển từng giây, từng phút, không có bất cứ gì vững bền bất động trước định luật vô thường. Tất cả đều ở trong tình trạng chảy trôi biến dịch.

Như vậy, quả thật không thể nghỉ bàn đê"n một cái gì vững bền và không biến đổi bên trong con người. Với luồng trôi chảy không gián đoạn, không có chi hoàn toàn giống hệt như trong giây phút trước, cũng không có chi tuyệt đối khác hẳn.

Điều mà chúng ta gọi là đời sống ở đây là cơ năng sinh hoạt của năm uẩn, tức: sắc, thọ tưởng, hành, thức. Năm uẩn này bao hàm trọn vẹn cá tánh của một người, hay nói cách khác ngũ uẩn ấy là cơ năng sinh hoạt của tâm và thân, vốn chỉ là động lực và năng lượng. Trong hai khoảnh khắc kế tiếp nó không bao giờ còn giống hệt như một.

Người trưởng thành không hoàn toàn đúng là người ấy khi còn thanh niên, mà cÅ©ng không tuyệt đối là khác; chỉ có sá»± liên hệ giữa hai người hay chỉ có sá»± liên tục. Cái mà hôm qua tôi gọi là ngày mai, thì hôm nay là ngày naỵ 

Đứa bé mà nói, "Tôi" hiện hữu, trở thành người đứng tuổi và, vẫn một cách thành thật nói, "Tôi" hiện hữu, nhưng hai cá nhân mà người ấy gọi là "Tôi" ấy không phải hoàn toàn là một. Tất cả mọi sự vật hợp thành người ấy đã đổi thay, dĩ nhiên là ta không thể trông thấy rõ ràng. Trên phương diện tâm linh càng khó cho ta nhận ra hơn, và cái "Tôi" của người bốn mươi tuổi hẳn không còn là cái "Tôi" của người ấy, thí dụ như lúc hai mươi.

Ta đã giải đáp thắc mắc: Nếu không có gì chuyển sinh từ kiếp này sang kiếp kế thì người được sanh ra trong kiếp sống sau này có phải là người chết kia không? Có phải chính người chết kia hay là người nào khác? 

Nói rằng đó là hai người hoàn toàn khác biệt, không có gì giống nhau, thì không đúng. Trong lúc ấy, nếu tuyên ngôn suông rằng hai người ấy là một, thì có thể dẫn đến một số quan niệm sai lầm. "Không là một, cũng không là ai khác." Lại có thể hỏi: Nếu một người chết đưa đến một người được sanh ra, tức một người được sanh ra ở đây là có một người chết ở đâu, thì dân số trên thế gian phải còn nguyên vẹn, không đổi thay, tại sao vẫn tăng thêm hằng năm?

Sự tái sanh có thể xảy diễn chẳng những trên thế gian này mà ta có thể kiểm kê dân số, mà cũng có thể xảy ra trong những hệ thống thế gian khác đã có được đề cập đến trong kinh điển Phật Giáo. Cái chết của một người không nhất thiết phải đưa đến sự tái sanh của một chúng sanh trong cảnh người. Người chết có thể tái sanh vào một cảnh giới tốt hơn hoặc xấu hơn - không phải cảnh người - tùy theo nghiệp mà họ đã tạo, thiện hay bất thiện.[/color]

Trên đời này có rất nhiều thứ không cần thiết phải biểu hiện bằng lời nói, nhưng nó lại khắc sâu mãi mãi không phai nhòa trong ký ức mỗi người, nó trở thành một dấu vết vĩnh hằng của cuộc sống
Ngậm Ngùi





View Profile
Re:Thuyết Tái Sinh
August 17, 2007, 05:10 PM

                                          [color=Purple][b]Những câu chuyện tái sanh[/b]

Nhiều người lần đầu tiên viếng một nơi nào và tin rằng mình đã có thấy nơi này trước đây, những người khác lần đầu tiên gặp một người và tin chắc rằng đây là gương mặt quen thuộc. Những kinh nghiệm tương tợ gợi cho ta nêu lên câu hỏi :

TRƯỚC KIA TA CÓ Ở ĐÂY KHÔNG ? PHẢI CHĂNG ĐÓ LÀ TÁI SANH?

Dầu bạn tin có tái sanh hay không, rất có thể một vài lần trong đời sống, bạn đã gặp vài người kể cho bạn nghe câu chuyện họ viếng thăm một nơi trước kia chưa bao giờ bước chân đến, nhưng họ cảm nghe rõ ràng là nơi ấy rất quen thuộc, hay có người kia mà họ mới gặp lần đầu tiên nhưng có cảm tưởng rằng đó là người mà trước kia đã có gặp rồi.

Tại sao vậy? Bạn có tin rằng vì từ thuở xa xôi nào trong quá khứ, đương sự đã có thấy cảnh kia hay người nọ trong một giấc mộng, rồi bây giờ hồi nhớ lại ?Hay bạn có nghĩ chăng rằng đó chỉ là vấn đề cảnh giống cảnh, người giống người ?

Bạn sẽ thấy rằng người kể chuyện cho bạn sẽ quả quyết rằng phản ứng kỳ lạ của họ khác xa những cảm xúc trong một giấc mộng. Nó quá sống động, quá hiển hiện.

Như vậy thì câu giải đáp là thế nào ? Trước tiên hãy khảo sát kinh nghiệm của những người hiện đang còn sống và những người ấy quả quyết rằng không có câu giải đáp nào khác hơn là học thuyết tái sanh.

                                    [b] Con Đầu Lòng Của Bà Smith[/b]

Câu chuyện sau đây do Parry Miller tường thuật và được đăng trong báo Sunday Times Of Ceylon, ngày 13 tháng 01, năm 1954.

Giờ đây tôi xin tường thuật câu chuyện của một bà mẹ và con trai của bà. Tôi hầu chuyện với bà trong căn phòng cách Hyde Park Corner không xa.

Câu chuyện bắt đầu khi bà cho tôi xem bức ảnh của một phần mộ tại Kuala Lumpur, Mã Lai Á (Malaya). Đó là ngôi mộ của người con trai năm tuổi của bà. Và trên mộ bia có những dòng chữ quả thật đặc biệt là duy nhất. Phái dưới một bức tượng hình bằng đá của một em bé xinh xắn có ghi tạc những chữ như sau :

                      Để tôn vinh Thượng Đế
                      và để mến thÆ°Æ¡ng tưởng niệm
                      con yêu quý của chúng tôi
                        Philip Pryce Smith
                      Sanh ngày 22 tháng 10, năm 1920
                      Mãn phần ngày 22 tháng 11, năm 1925
                      Tái sanh ngày 23 tháng 02, năm 1927
                      Thượng Đế chuyển Ä‘á»™ng má»™t cách bí ẩn
                      Những thần diệu của Ngài để thá»±c hiện.

Và sau đây là câu chuyện mà bà Smith mô tả là "kinh nghiệm lớn lao nhất trong đời tôi."

"Tôi lấy chồng, một kỷ sư, và sang sống tại Mã Lai Á" bà nói với tôi, "và Philip là con đầu lòng của chúng tôi. Nó là một đứa bé xinh xắn, vui tười và, lẽ dĩ nhiên, là cả một thế giới của tôi.

Rồi, trong một cơn mưa mùa oi ả ẩm thấp của tháng 11, thình lình bé ngã bệnh. Chứng kiết lỵ làm nó kiệt quệ, và sau khi đau chỉ có tám ngày là nó mất - đúng một tháng trước ngày sinh nhật năm thứ năm của nó. Tôi sầu muộn đến cuồng trí. Từ bao giờ tôi hy vọng như vậy, tôi vẫn luôn luôn là một tín đồ nhiệt thành sùng đạo. Nhưng tôi không thể hiểu tại sao một đấng Thượng Đế giàu lòng từ thiện lại đem đi đứa con duy nhất của tôi."

Sau tang lễ cho con, chồng bà Smith gởi bà đi du ngoạn ơ? Miến Điện. Nhưng cơn buồn của bà vẫn không thể nguôi ngoai. Bà trải qua phần lớn thời gian trên tàu quỳ gối trong phòng và nức nở khóc trên giường, không thể kềm chế .

Một ngày vào đầu tháng 12, khi tàu di chuyển dần vào cảng Moulmein xứ Miến Điện . Bà Smith, bị dày vò đau khổ vì mất ngủ, quỳ gối trên sàn nhà trong phòng, một lần nữa, " tôi trút hết nỗi lòng trước Thượng Đế, " bà trầm tĩnh nói với tôi, " và khi ngồi lên tôi cảm nghe có một thúc giục kỳ lạ.

Tôi tự cảm nghe có sự ép buộc phải nói chuyện với một người Miến Điện mà tôi nhìn thấy trên tàu. Tôi chưa bao giờ biết ông, chưa bao giờ nói chuyện với ông ta. Đây là một thúc giục mà tôi cảm nghe không thể cưỡng lại, bắt buộc phải vâng theo. Sự thúc giục ấy cấp bách đến độ tôi chưa kịp ăn mặt chỉnh tề, chỉ vắt ngang một áo kimono, rồi vội bước nhanh ra khỏi phòng và đi ngay lên sân tàu.

" Kìa ông Miến Điện, đứng bên cạnh lan can tàu, đăm đăm nhìn cảng Moulmein nằm phía bên kia làn nước biếc. Tôi cũng nhìn. Tôi thấy một ngôi chùa lóng lánh dưới ánh sáng mặt trời. Khó cho tôi mở đầu cuộc đàm thoại. Tôi cảm nghe như cứng lưỡi.

Nhưng cuối cùng mắt tôi nhìn thấy trở lại ngôi chùa. Tôi đưa tay lên chỉ ngôi chùa và hỏi ông ta tên chùa là gì. Và khi ông nói cho tôi biết tên chùa thì tôi bạo dạn hỏi: "Theo tôn giáo của ông, ông tin chuyện gì xảy đến cho một đứa bé sau khi nó chết?"

"Câu trả lời của ông thật gọn, thật giản dị, "Chúng tôi tin," ông nói, "đứa bé chết - và rồi được sanh ra trở lại."

" Bỗng chốc hình như tôi thấu hiểu mọi sự vật. Tôi cảm nghe hình như có sự sắp đặt nào để hướng dẫn tôi đến ngay ông người Miến này, và ông đã được chỉ bảo để chuyển giao cho tôi bức thông điệp mà tôi hằng mong tìm và hằng van vái nguyện cầu để được.

  Và trong chốc lát tôi thấu hiểu rằng tất cả sẽ trở nên tốt đẹp, rằng đứa bé mà tôi mất sẽ trở lại vá»›i tôi.

"Về Mã Lai Á trở lại, tôi thuật cho bạn bè nghe câu chuyện và nói rõ niềm tin chắc của tôi vào lúc ấy. Lẽ dĩ nhiên là họ ngờ. Họ nghĩ rằng vì quá sầu muộn nên tôi đâm ra cuồng loạn. Tôi cũng vậy, cũng bắt đầu ngạc nhiên không biết có phải vì mất con, quá đau lòng, nên thấy cần phải chụp bám vào bất cứ gì để giải cơn sầu.

"Trong khi những nỗi ngờ vực như thế ấy khơi dậy thì hầu như tôi cũng bắt đầu thất vọng trở lại. Rồi những tín hiệu khác lại đến với tôi. Tôi nằm mộng thấy con. Nó choàng tay vòng quanh cổ tôi và nói chuyện với tôi, "Này mẹ, con đang trở về với me," nó nói. Và tôi thấy đó là điều mà tôi nghĩ rằng là một tín hiệu khác. Một tập hình của nó. Lúc ấy nó còn quá nhỏ để viết chữ thường, nhưng có thể quọt quẹt khắc những chữ hoa. Và một ngày kia, lật xem tập hình ấy của nó tôi thấy nó viết bằng viết chì danh từ "PAGODA" (chùa), chữ in. Tôi lấy làm ngạc nhiên.

Tôi không thể hiểu làm thế nào nó gặp được danh từ ấy. Tôi chỉ có thể xem đó là một tín hiệu khác, báo trước cho biết những điều mới lạ.

"Và rồi, trong một điềm mộng khác vào khoảng tháng 03, năm 1926, lối 14 tuần sau khi Philip chết, nó lại nói với tôi một lần nữa là sẽ trở về. "Này mẹ, con sẽ trở về với mẹ, hai tháng sau lễ Giáng Sinh," nó nói. Và gần 12 tháng sau, lúc ấy nhằm tháng 02, năm 1927, điềm mộng trở thành sự thật. Tôi hạ sanh Philip trở lại."

Đúng vậy, đây là câu chuyện lạ lùng của bà Smith. Bà và tôi đều biết trước những người còn ngờ vực sẽ nói gì. Nhưng niềm tin vững chắc của bà không phải chỉ vì tìm được nơi một giáo lý Đông Phương niềm an ủi dễ chịu trong cơn sầu muộn. Con bà quả thật được bà sanh hai lần, rõ ràng như vậy.

Bà nói với tôi, "Nếu tôi không còn tin rằng Philip của tôi ngày nay là hiện thân của Philip đã chết, có thể tôi không còn niềm tin nơi Thượng Đế nữa."

Ngày nay Philip được 26 tuổi. Ông theo học trong một trường công nổi tiếng của người Anh và hiện là kỷ sư làm việc tại Úc Châu.

[/color]
« Bổ sung: Aug 17, 2007, 5:20 pm - Ngậm Ngùi »

Trên đời này có rất nhiều thứ không cần thiết phải biểu hiện bằng lời nói, nhưng nó lại khắc sâu mãi mãi không phai nhòa trong ký ức mỗi người, nó trở thành một dấu vết vĩnh hằng của cuộc sống
EastWind





View Profile E-Mail
Re:Thuyết Tái Sinh
August 31, 2007, 11:41 PM

Cám ơn em NN cho bài tham khảo này. Theo Phật, nếu mình còn quyến luyến cảnh trần thì sự tái sinh là có. Vài những lần chị vô tình thôi nhe, cứ nghe báo tin nhà nào vừa có người mất là sau đó sẽ có baby chào đời nghĩ bụng đó là 1 quy luật sinh, tử nhưng nghĩ xa hơn 1 chút thì thấy ớn quá ... hihihi.
Ngậm Ngùi





View Profile
Re:Thuyết Tái Sinh
September 02, 2007, 09:25 PM

[color=Purple]Yes chị, nhÆ° câu chuyện trong topic "sở nguyện viên thành" của chị ..á»›n quá,  thỉnh thoảng mÆ¡ thấy hồn ma em còn sợ Ä‘iếng người  , nếu em mà cứ nhìn thấy chung quanh bao nhiêu là "người khuất mặt" nhÆ° thế chắc em Ä‘i hỏng đất luôn  , sẳn đây em xin share vá»›i chị và quý anh chị, các bạn má»™t câu chuyện nữa trong "Thuyết Tái Sanh"[/color]

Trên đời này có rất nhiều thứ không cần thiết phải biểu hiện bằng lời nói, nhưng nó lại khắc sâu mãi mãi không phai nhòa trong ký ức mỗi người, nó trở thành một dấu vết vĩnh hằng của cuộc sống
EastWind





View Profile E-Mail
Re:Thuyết Tái Sinh
September 04, 2007, 12:15 AM

hihihi... khi nào em ngủ mÆ¡ thấy hồn ma là lúc đó tâm của em sợ lắm, có má»™t cách để làm mình định tâm trở lại là trong đầu em khởi câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật sẽ qua khỏi, chia sẻ vá»›i em. Kể em nghe là hồi trÆ°á»›c khi còn ở VN, người ta thường hay cho Mẹ chị biết là Ông Ngoại luôn Ä‘i theo Mẹ chị, nhiều khi rÆ¡i vào cảnh khó khăn thì tá»± dÆ°ng trở nên dá»… dàng mà người ta nôm na nói là có quý nhân phò trợ. Sau này đến Chùa nhân câu chuyện Mẹ má»›i ngá»™ ra rằng Ông vì chỉ có Mẹ là con duy nhất và luôn sống xa nên vì quyến luyến mà Ông khg Ä‘i đầu thai nên Mẹ đã nhờ Thầy tụng kinh & Mẹ đã khấn Ông, mình ngồi kế bên nghe khg cầm được lòng. Mặc dù thể xác âm dÆ°Æ¡ng cách trở nhÆ°ng linh hồn vẫn luôn hiện diện bên cạnh đó em, còn chị sinh ra khg gặp mặt Ông nhÆ°ng tá»± tâm có 1 Ä‘iều gì đó cảm thấy rất mật thiết & gần gÅ©i, cái ngày Mẹ về bốc má»™ Ông tá»± dÆ°ng mình ở bên này nghe tin mà khóc Æ¡i là khóc, trống trãi kinh khủng chắc vì mình mắc cái bệnh Ä‘a cảm     
« Bổ sung: Sep 04, 2007, 12:35 am - khanh »
Trang:  1  Send the topic Print 
« previous next »