Góc sưu tầm Văn, Thơ : Văn học nghệ thuật « previous next »
Trang:  1  Send the topic Print
BA ÔNG THÀNH TÂM ÍCH KỶ  [Xem 1118 lần]
EastWind





View Profile E-Mail
BA ÔNG THÀNH TÂM ÍCH KỶ
July 16, 2008, 11:14 AM

[color=Purple][b]BA ÔNG THÀNH TÂM ÍCH KỶ[/b]

[i]Krishnamurti, Trúc Thiên dịch[/i]

Bữa nọ có ba ông khách thuộc hạng thành tâm ích kỷ đến thăm tôi. ông đầu là một thầy tu gác mình ngoài thế sự; ông thứ nhì là một nhà đông phương học và cũng là một tín đồ cao cấp của chủ thuyết Bác Ái; còn ông chót là một tay thợ trung kiên tranh đấu cho một Không Tưởng thần diệu sau nầy. Cả ba ông đều cương quyết đường mình mình đi, đứng trên cao hé mắt liếc xuống những thái độ và hành động của người khác; ông nào cũng cứng rắn trong niềm tin quyết của mình, ông nào cũng buộc chặt mình vào tin tưởng riêng, cả ba ông đều tỏ ra khắc nghiệt một cách quái gở.

Họ bảo tôi (nhứt là ông khách Không Tưởng) họ sẵn sàng quên mình hoặc hy sinh bản thân mình, và bè bạn mình, cho chính nghĩa của họ. Thiệt ra họ có vẻ dịu ngọt và dễ thương là khác, nhứt là ông khách Bác Ái, nhưng có cái gì tàn nhẫn lộ ra trong tim họ - và đó là tánh khí cố chấp đặc biệt ở những đầu óc lớn. Họ là con cưng của Thượng Đế, được chọn lựa để giao một thiên chức; họ biết, và họ tin chắc như vậy.

Suốt buổi nói chuyện trang nghiêm, ông thầy tu cho biết ông đang dọn mình cho cuộc sống sau này. Ông bảo rằng kiếp sống này không lợi lạc gì mấy cho ông, vì ông đã phóng mắt qua màn ảo ảnh của thế gian, và đã ruồng bỏ hết sự đời; ông vẫn có đôi lúc yếu lòng, và một ít khó khăn nào đó trong việc định tâm, nhưng, (ông tiếp theo), kiếp sau ông sẽ hoàn thành sở nguyện hôm nay.

Tất cả tâm trí, tất cả sinh lực của ông ta đều quy hết vào niềm tin cả quyết này: là kiếp sau ông sẽ thành một cái gì. Chúng tôi kéo dài câu chuyện đã khá lâu, nhưng ông ta cứ một mực nhấn mạnh đến ngày mai, đến vị lai. Theo ông thì quá khứ có là có đối với vị lai; hiện tại là con đường đưa đến vị lai; và ngày nay đáng để ý chỉ vì ngày mai. Ông hỏi: Nếu không có ngày mai thì cố gắng làm gì? Thà là vất vưởng cho xong, hoặc ngây ngô nhu con bò lành.

Theo ông, toàn thể cuộc sống chỉ là một dòng xê dịch không ngừng đi từ quá khứ đến vị lau xuyên qua chốt lát của hiện tại. Ta phải lợi dụng hiện tại để thành một cái gì trong vị lai: để được trí, được dũng, được bi. Cả hiện tại và vị lai đều chớp thoáng như nhau, nhưng ngày mai sẽ ủ cho trái chín. Ông nhấn mạnh ngày nay chỉ là một bàn đạp nên đừng lo, đừng bận tâm nhiều đến nó, mà chỉ nên giữ vững trước mắt lý tưởng của ngày mai, và thúc đẩy cuộc đăng trình sớm đến kết quả. Nói tóm lại, ông ta không chịu được hiện tại vậy.

Ông khách Bác Ái tỏ ra có học hơn, lời nói nên thơ hơn; dùng chữ rất lành, ông ta có vẻ vừa dịu ngọt vừa cả quyết. Ông ta cũng chạm trổ cho mình một tổ ấm thiêng liêng ở mai sau. Ông mong cũng sẽ thành một cái gì. Ý nghĩ ấy tràn ngập tim ông, và ông cụ bị sẵn một số đệ tử cho cái vị lai ấy. Ông nói cái chết vẫn tốt đẹp lắm lắp, nhờ nó ông xích lại gần hơn cái tổ ấm thiêng liêng kia, cũng như nhờ viễn ảnh của tổ ấm ấy mà ông chịu nổi cuộc sống đầy tủi cực và dơ dáy trên thế gian này.

Trong khi chờ đợi, ông ta hiến trọng cho công cuộc sửa đổi và làm đẹp thế gian này, ông làm việc hăng say cho tinh thần Bác Ái đại đồng. Ông cho rằng tham vọng (đèo theo cả một tràng bạo lực và tham nhũng) dầu sao vẫn không thể tránh được trong một thế giới cần tổ chức, và than ôi! muốn cho những công tác chung được kết quả theo ý muốn hẳn không thể không nhẫn tâm phần nào. Công tác ấy vốn trọng yếu, vì nhằm giúp đời cứu đời nên bất cứ ai cản đản phải gạc qua một bên - lẽ dĩ nhiên bằng cách êm dịu vậy. Sự tổ chức công tác ấy quả thiệt tối ư hệ trọng, không thể để bị trở ngại. Ông nói:
"Mỗi người có mỗi đường đi khác nhau, nhưng con đường của chúng tôi mới thiệt là thiết yếu, nên bất cứ ai thọc gậy vào đều không phải là người của chúng tôi."

Ông Không Tưởng, kỳ cục hơn, pha trộn cả hai mẫu người lý tưởng và thực tiễn. Kinh Thánh của ông không phải thứ cũ, mà là thứ mới bây giờ. Ông tin trọn vào th3ú mới có báo trước. Ông biết mai sau sẽ như thế nào, vì kinh mới có báo trước. Kế hoạch của ông là gây xáo trộng, rồi tự đó ông tổ chức và hoàn thành. Ông nói hiện tại đầy thúi nát, phải đập phá đi, và chỉ trên những hoang tàn ấy mới dựng lên được một thế giới mới; phải hy sinh hiện tại cho vị lai, vì chỉ có con người ngày mai là quan hệ, chớ không phải thế hệ hiện tại.

Ông nói:
"Chúng tôi biết cách đào tạo con người ngày mai, chúng tôi đủ sức nhồi luyện óc và tim họ, nhưng trước hết cần nắm quyền đã. Chúng tôi phải tự hy sinh, và hy sinh người khác để dựng lên một trật tự mới. Bất cứ ai cản đường chúng tôi sẽ giết ngay, vì phương tiện không nghĩa lý quái gì hết. Cứu cánh chứng minh phương tiện.

Vì hoà bình tối hậu, mọi hình thức bạo lực đều dùng được hết. Vì tự do tối hậu của các nhân, chánh sách chuyên chế vẫn chưa thể tránh được trong hiện tại."

Ông tuyên bố:
Khi trong tay nắm được chính quyền, chúng tôi sẽ dùng bất cứ hình thức cưỡng bức nào nhằm dựng lên một thế giới mới không giai cấp, không giáo sĩ. Thấm nhuần lý thuyết chủ não, chúng tôi quyết không nhúc nhích bao giờ; chúng tôi neo cứng ở đó, còn sự thi hành thì tùy nghi mà thay đổi chiến lược và mưu mẹo. Chúng tôi hoạch định, tổ chức, và hành động nhằm hủy diệt con người hiện tại để cứu sống con người vị lai."

Ông thầy tu, ông Bác Ái và ông Không Tưởng đều sống như nhau cho mai sau, cho vị lai. Họ không hề có những tham vọng theo nghĩa thường tục của chúng ta; họ không mong được danh, được lợi, được nể vì; nhưng họ vẫn cứ tham vọng khác, đặt ở chỗ tinh tế hơn. Ông Không Tưởng thì đồng hóa với nhóm người mà ông nghĩ rằng sẽ đủ sức lèo lái thế giới; ông Bác Ái thì cầu được kích cảm, còn ông thầy tu mong tựu đích. Cả ba đều vì muốn thành, muốn được, muốn phồng to ra mà bị tiêu mòn hết. Họ đâu biết rằng chính vì dục vọng ấy mà hòa bình; bác ái và hạnh phúc tối thượng của con người bị chối bõ phũ phàng.

Tham vọng, dưới bất cứ hình thái nào - hoặc nhắm vào đoàn thể hay giải thoát cá nhân, hoặc thân chứng tâm linh - đều là hành động hẹn lại. Lòng ham muốn luôn luôn thuộc về vị lai; mong trở thành tức phản hành động trong hiện tại. Hiện giờ có đầy đủ ý nghĩa hơn là ngày mai. Hiện giờ bao hàm toàn thể thời gian, nên hiểu cái hiện giờ tứ thoát li thời gian. Trở thành tức tiếp nối thời gian, và khổ não. Trong trở thành không có hiện thực. Hiện thực luôn luôn thuộc về hiện tại, và đó là hình thái cao nhất của sự biến thông. Trở thành chỉ là một sự tiếp nối đổi hình. Sự biến thông tận gốc chỉ có ở hiện tại, trong tự thể.

Trích "Đường vào hiện sinh" (Commentaries on Living)
của Krishnamurti,
Trúc Thiên dịch. An Tiêm xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn 1969.
[/color]
Trang:  1  Send the topic Print 
« previous next »